15 BÀI HỌC KINH DOANH “PHẢI BIẾT” CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Mới bắt đầu một mô hình kinh doanh – đặc biệt khi bản thân còn trẻ có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng. Bạn không biết bắt đầu từ đâu, lo sợ thất bại, mất vốn,… 

Do đó, dưới đây là 15 bài học kinh doanh cần nhớ dành cho người mới. Những thông tin này sẽ trang bị cho bạn những kiến thức để tự tin hơn trong hành trình khởi nghiệp của mình.

15 bài học kinh doanh cần nhớ

Luôn tin rằng mình sẽ thành công

Một trong những sai lầm lớn nhất mà nhiều người mắc phải khi kinh doanh là không tin tưởng vào chính mình. Sự nghi ngờ bản thân sẽ dẫn đến các quyết định thiên về mặt sợ hãi nhiều hơn. Ví dụ như:

  • Tâm lý sợ mất vốn – thay vì việc sử dụng số tiền đó để mở rộng kinh doanh. 
  • Hoặc, người đứng đầu tự tay làm mọi thứ –  thay vì tin tưởng, giao việc cho các nhân sự chuyên môn để có thể cùng nhau hoàn thành các nhiệm vụ nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Nếu vẫn giữ tâm lý nằm trong an toàn quá mức như trên, người kinh doanh có thể sẽ bị những đối thủ cạnh tranh “chịu chơi” hơn và chấp nhận rủi ro (trong sự tính toán) vượt mặt. Điều này có thể sẽ khiến công việc kinh doanh của bạn trở nên èo uột, để rồi chết yểu nếu không có phương án thay đổi đột phá.

Tư duy kinh doanh khác biệt để có cơ hội thành công hơn

Không phải mọi vấn đề đều chỉ có một cách giải quyết duy nhất, đặc biệt trong kinh doanh. Thị trường luôn thay đổi, do đó, bạn hãy học cách thay đổi tư duy để tìm ra các cơ hội mới.

Winston Churchill – cựu Thủ tướng Anh đã nhấn mạnh yếu tố sống còn này khi nói rằng: “Cải tiến là thay đổi; trở nên hoàn hảo là phải thay đổi thường xuyên.” 

Tất nhiên, việc thay đổi đôi khi có thể dẫn tới thất bại. Tuy nhiên, thất bại là một phần của cuộc sống, bao gồm cả những thất bại trong kinh doanh. Chúng ta nhìn vào thất bại để thấy cái chưa được để sửa đổi. Quan trọng là, cách chúng ta đối phó với thất bại như thế nào sẽ quyết định cuối cùng công việc của bạn có thành công hay không.

Thay đổi dựa trên nền tảng cốt lõi của thị trường

Như đã đề cập ở trên, thị trường luôn thay đổi, do đó, người kinh doanh cần phải luôn nhạy bén và linh hoạt để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Tuy nhiên, việc thay đổi cần dựa trên nền tảng cốt lõi. Bạn cần tập trung phục vụ tốt hơn đối tượng khách hàng mà sản phẩm/dịch vụ nhắm đến, cải tiến sản phẩm sao cho giải quyết vấn đề của họ một cách ưu việt…

Kinh doanh có đạo đức

Kinh doanh là để làm giàu, đây là một điều chính đáng và cần được ủng hộ. Tuy nhiên, bên cạnh việc bán được nhiều hàng hóa, người làm kinh doanh nên trao giá trị thực chất cho khách hàng thông qua sản phẩm/dịch vụ của mình, để từ đó giúp cộng đồng và xã hội trở nên tốt hơn.

Một đơn vị kinh doanh có đạo đức, mang đến những giải pháp có giá trị đến cho khách hàng sẽ có được nhiều thiện cảm trong mắt người tiêu dùng và được họ quay lại mua hàng những lần sau. Điều này rất có lợi cho việc phát triển mô hình kinh doanh về lâu về dài.

Cung cấp sản phẩm phù hợp với khách hàng mục tiêu

Cung cấp sản phẩm thỏa mãn được vấn đề/nhu cầu khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn dễ dàng bán được hàng hơn, từ đó tăng trưởng doanh thu của mình. 

Ngoài ra, một sản phẩm giải quyết tốt vấn đề khách hàng sẽ giúp tăng cường sự ưa thích đối với sản phẩm, từ đó giúp gia tăng số lần quay lại mua hàng. Thậm chí, khách hàng còn giới thiệu sản phẩm của bạn cho bạn bè – người quen có cùng nhu cầu, giúp bạn ngày càng “đắt khách” hơn.

Quản lý tài chính chặt chẽ

Làm kinh doanh, ngoài việc bán được hàng, bạn cần phải biết tính toán từng đồng chi phí để tránh việc lãng phí không cần thiết. Nhiều khoản tiền nhỏ bị hoang phí sẽ tạo ra sự thất thoát lớn.

Do đó, sự chặt chẽ trong quản lý tài chính sẽ giúp cho bạn giữ được tiền một cách tối đa và sử dụng những đồng tiền đó để làm những việc thật sự quan trọng. Từ đó, tối ưu và nâng cao doanh thu một cách hiệu quả. 

Lấy mục tiêu làm trọng tâm phấn đấu

Mục tiêu là những thành quả bạn đang hướng tới và cần đạt được để đi đến thành công. Bạn cần có mục tiêu để đi đúng hướng, tránh sự phân tán vào những điều không cần thiết. Điều này giúp tăng hiệu suất làm việc, tạo điều kiện để kết quả kinh doanh trở nên tốt hơn. 

Quản lý con người là mấu chốt

Khả năng quản lý tốt giúp người đứng đầu biết được những điểm mạnh, yếu của từng nhân sự để có sự sắp xếp “đội hình” nhằm tối ưu công việc chung được tốt nhất. Bên cạnh đó, biết cách quản lý còn giúp nhận ra doanh nghiệp mình còn thiếu những nhân tố gì để có thể có kế hoạch tuyển dụng hiệu quả.

Một người lãnh đạo tốt giúp nhân viên làm việc chủ động, nhiệt huyết hơn với công việc, sẵn sàng mang toàn bộ khả năng của họ để cống hiến cho công ty.

Quản lý con người là một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong kinh doanh, bạn cần biết cách quản lý và lựa chọn chất lượng nhân sự đủ tốt để có thể vận hành một mô hình kinh doanh thành công.

Thời gian là thứ quý giá nhất của bạn

Câu ngạn ngữ “Thời gian là tiền bạc” là một phép so sánh nói đến tầm quan trọng của thời gian khi so sánh chúng như một dạng tài nguyên quý giá. Trong kinh doanh, tiết kiệm thời gian cũng được coi là một điều quan trọng và cần thiết để đạt được sự thành công.

Quản lý thời gian tốt giúp người kinh doanh xử lý được nhiều công việc hơn trong cùng một khoảng thời gian, từ đó giúp nâng cao năng suất và hiệu quả công việc. Đối với khách hàng, được phục vụ trong thời gian nhanh chóng giúp họ hài lòng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ, từ đó mô hình kinh doanh gia tăng được sự uy tín và được ưa chuộng nhiều hơn.

Tránh ám ảnh về sự hoàn hảo

Thị trường luôn có sự thay đổi nhanh chóng, do đó việc chần chừ triển khai một ý tưởng kinh doanh mới chỉ vì chúng chưa hoàn hảo là một trong những nguy cơ dẫn đến sự thất bại. (Ngoại trừ những trường hợp ý tưởng đó tệ hoặc được chuẩn bị một cách sơ sài, thiếu dữ liệu nghiên cứu thị trường)

Thay vào đó, người kinh doanh có thể thử nghiệm với quy mô nhỏ để có dữ liệu và tối ưu hóa chúng trong quá trình triển khai. Điều này sẽ giúp bạn nắm bắt nhanh chóng cơ hội kinh doanh và trở nên thành công hơn.

Nên nhớ rằng, bạn sẽ không bao giờ làm mọi thứ hoàn hảo trong lần thử đầu tiên. Tuy nhiên, trong quá trình thử nghiệm, hãy khắc phục những sai sót phát sinh để hoàn thiện hơn. 

Biết đề phòng rủi ro

Rủi ro là điều thường gặp trong kinh doanh, do đó, bạn cần chuẩn bị những phương án dự phòng để giảm thiểu chi phí & thiệt hại khi bắt đầu tham gia thị trường. Dưới đây là một số rủi ro bạn nên lưu ý:

  • Rủi ro tài chính: Người mới kinh doanh có thể gặp rủi ro tài chính cao hơn nếu không có dự toán chính xác về các khoản chi phí vận hành và doanh thu.
  • Rủi ro thị trường: Bạn có thể không bán được nhiều hàng nếu không hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và thị trường.
  • Rủi ro nhân sự: Một cá nhân mới kinh doanh hoặc start-up có thể gặp phải rủi ro không có đủ nhân lực hoặc nhân viên không có kinh nghiệm.

Tiết kiệm nhưng biết “mở nguồn” 

Tiết kiệm là quan trọng để tối ưu hóa chi phí và doanh thu của khi kinh doanh. Tuy nhiên, khi cần mở rộng kinh doanh hoặc thời cơ thuận lợi đến, bạn cần phải “mở két” để tăng cường bán hàng và phát triển hơn. 

Ví dụ: Đôi khi, bạn phải chạy quảng cáo để tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn, tạo ra nhiều doanh thu hơn.

Dựa vào tin tức để chiếm thời cơ đầu tiên

Tin tức thị trường, tin tức xã hội có thể là tín hiệu cho bạn cơ hội để phát triển hoặc đi trước các đối thủ một bước.

Ví dụ: Tin tức giá đất có xu hướng tăng cao là có thể tín hiệu giúp các công ty hoặc môi giới bất động sản có thể tăng trưởng lượng khách hàng quan tâm đến việc mua đất để đầu tư sinh lời.

Thành tín là căn bản 

Uy tín là một yếu tố cơ bản và cực kỳ quan trọng trong kinh doanh. Một mô hình kinh doanh có uy tín trên thị trường khiến khách hàng có niềm tin hơn để đưa ra quyết định mua hàng. Uy tín càng cao, bạn càng thu hút nhiều khách, từ đó có nhiều doanh số hơn.

Ví dụ: Khi xem một sản phẩm trên sàn Thương mại Điện tử, khách hàng có xu hướng xem đánh giá sản phẩm trước khi mua hàng. Thông thường, sản phẩm được đánh giá tốt, được bán bởi nhà bán hàng được trao danh hiệu “Yêu thích” hoặc “Bình chọn tốt” thường sẽ được mua nhiều hơn.

Quản lý, duy trì các mối quan hệ trong kinh doanh

Quản lý, duy trì các mối quan hệ là một phần quan trọng để quá trình kinh doanh trở nên thuận lợi và phát triển. Những mối quan hệ này bao gồm: khách hàng, nhân sự, nhà cung ứng, đối tác, các cơ quan tại địa phương,… Cụ thể như sau:

  • Khách hàng: Thiết lập mối liên hệ tốt với khách hàng giúp mô hình kinh doanh của bạn có những phản hồi để cải thiện chất lượng dịch vụ và sản phẩm, làm hài lòng hơn tới khách hàng.
  • Nhân sự: Khả năng quản lý nhân sự tốt sẽ giúp công ty giữ lại nhân sự tài năng để cùng nhau xây dựng mô hình kinh doanh phát triển, tránh tình trạng “chảy máu chất xám”.
  • Nhà cung cấp: Mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp sẽ giúp công ty có nguồn hàng tốt và giá thành hợp lý.
  • Đối tác: Mối quan hệ tốt với các đối tác sẽ giúp công ty mở rộng thị trường và tạo ra cơ hội hợp tác kinh doanh.
  • Các cơ quan tại địa phương: Duy trì liên lạc với các cơ quan tại địa phương sẽ giúp công ty đảm bảo việc thực hiện hoạt động kinh doanh tuân thủ các quy định của Nhà nước. Ví dụ: Các loại giấy phép, thuế,…

Nên học kinh doanh ở đâu?

Trường đại học

Học kinh doanh tại trường đại học cung cấp cho bạn kiến thức căn bản để bạn có thể tự tin xây dựng và vận hành một mô hình kinh doanh một cách chuyên nghiệp.

Với những kiến thức căn bản này, bạn sẽ có thể tính toán trước những rủi ro có thể phát sinh, tối ưu hóa chi phí và lợi nhuận để từ đó đạt được thành quả trong công việc kinh doanh của mình.

Các khóa học kinh doanh

Nếu như học Đại học sẽ giúp bạn trang bị những kiến thức căn bản thì những Khóa học Kinh doanh sẽ mang đến cho bạn những kiến thức thực tế từ những người thành công trong lĩnh vực. Các khóa học kinh doanh sẽ cung cấp cho bạn kiến thức cập nhật và chuyên sâu, mang tính thực chiến hơn để học viên có thể áp dụng ngay vào trong mô hình kinh doanh của mình. 

Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn khóa học được giảng dạy bởi những giảng viên có uy tín, thông tin cá nhân rõ ràng, đã có thành công trên thực tế. Bạn cũng nên tránh ham rẻ chọn những khóa học kém chất lượng, điều hành bởi những người không có chuyên môn gây tình trạng “tiền mất, tật mang”

Học từ sách kinh doanh

Đọc sách là một phương pháp rất tốt để học kinh doanh. Sách chứa đựng những kiến thức, trải nghiệm của những tác giả kiệt xuất trên thế giới. Ngay cả một số nhà lãnh đạo thành công và giàu có nhất trên thế giới như Bill Gates, Mark Zuckerberg và Warren Buffett dành rất nhiều thời gian để đọc sách để hoàn thiện vốn tri thức của mình.Đọc nhiều sách sẽ giúp bạn tiếp thu những trải nghiệm, kiến thức của những người thành công để xây dựng một mô hình kinh doanh thuận lợi, hạn chế được nhiều sai lầm hơn.

Học từ thực tiễn

Học từ thực tiễn có nghĩa là trong quá trình kinh doanh, bạn có thể thu được những kinh nghiệm từ những trải nghiệm thực tế, thậm chí là những sai lầm, thất bại để thành công hơn trong công việc kinh doanh của mình. 

Lời kết

Trên đây là 15 bài học kinh doanh dành cho người mới. Hy vọng với những chia sẻ trên của Ngocbich.vn, chúng sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để tự tin lèo lái mô hình kinh doanh của mình trở nên phát đạt trên thương trường khốc liệt. Chúc bạn có nhiều bước tiến thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *