Con người chúng ta vốn không hoàn hảo và do đó sẽ có những lúc mắc sai lầm. Nếu cứ mãi cứng nhắc trong mọi việc, bạn đang tự biến mình chẳng khác gì một con robot. Thay vào đó, hãy sống có mục tiêu, linh hoạt, đổi mới chính mình mỗi ngày. Sau đây là 3 bài học mà nếu biết sớm, có thể giúp ích cuộc sống của bạn.
1. Xác định mục tiêu ngắn và dài hạn càng sớm càng tốt.
Thông thường, mục tiêu trong tưởng tượng của một người và thực tế khác xa nhau một trời một vực. Vì vậy, khi đặt mục tiêu bạn ít nhất cần chọn ra cho mình những điều khả thi và rõ ràng.
Hãy căn cứ vào năng lực hiện tại của bản thân để xác định mục tiêu, đừng đặt mục tiêu quá xa vời so với khả năng hiện tại. Điều đó chỉ khiến bạn càng thêm áp lực và gia tăng sự trì hoãn. Ngoài ra, việc không hoàn thành mục tiêu có thể sinh ra tâm lý chán nản và bỏ cuộc.
Bên cạnh đó, hãy xác định tầm nhìn cho bản thân. Cụ thể bạn sẽ là ai trong 1 năm, 3 năm, 5 hay 10 năm tới. Nguồn lực của bạn sẽ thay đổi thế nào và bạn sẽ hướng tới các mục tiêu to lớn kế tiếp ra sao. Việc xác định được mục tiêu ngắn và dài hạn cho thấy bạn là người có trách nhiệm và làm chủ cuộc đời của chính mình.
2. Sửa đổi thói quen không phải là câu chuyện ngày một ngày hai, mọi kế hoạch phải có tính linh hoạt.
Các nghiên cứu về con người cho thấy, bản chất của chúng ta cũng giống như chiếc lò xo, có sự “co giãn”. Nếu không cho phép mình được “co giãn” hay trở nên linh hoạt thì chính bạn đang tự làm khó mình. Nhiều người thường có thói quen lập danh sách các mục tiêu của bản thân. Đại loại như thức dậy sớm lúc 5 giờ sáng, ghi nhớ 10 từ tiếng Anh mới mỗi ngày, chạy bộ 3 km,…
Nhưng bạn hãy tự chiêm nghiệm và tự hỏi lại chính mình, đã bao nhiêu kế hoạch bị phá sản? Với những gạch đầu dòng này, thống kê cho thấy người làm tốt nhất cũng chỉ có thể kiên trì được 3 – 7 ngày. Bởi như đã nói, chúng ta là những cá thể có tính linh hoạt. Việc ép buộc bản thân một cách cứng nhắc dẫn đến kết quả thường khó thành công đối với nhiều người.
Tất nhiên, việc đặt mục tiêu rõ ràng là điều rất quan trọng để bạn “nhấc mông” lên và hành động. Nhưng chìa khoá ở đây là, hãy xem các mục tiêu của bạn là thứ để hướng đến. Hãy hiểu rằng, những con số chỉ là ước lượng mà thôi. Bản thân bạn có thể đạt thấp hơn hoặc cao hơn con số đó. Chưa kể đến việc, bạn cần thay đổi mục tiêu của mình khi đã thành thục và liên tục đạt được chúng.
Do đó, nếu có thất bại vì không đạt được mục tiêu ngay từ ngày đầu thì cũng đừng vội nản lòng, chán nản. Hãy có làm trước đã, việc đạt được hay không là cả một quá trình kiên trì và bền bỉ. Thước đo duy nhất bạn nên đo đạt chính là bạn của 1 phút trước, 1 giờ trước và của ngày hôm qua. Hãy hoàn thiện mình mỗi ngày.
3. Dồn toàn bộ sinh lực để hoàn thiện bản thân.
Có mục tiêu, lên được kế hoạch, nhưng việc tập trung và nỗ lực hết mình để đạt được từng cột mốc mỗi ngày mới điều biến các mục tiêu ấy thành hiện thực. Có người nói rất hay nhưng không làm, có người thì làm nhưng không biết tại sao. Vậy bạn thuộc kiểu người nào?
Hãy là kiểu người biết tại sao và biết làm! Kiên trì và nỗ lực là gốc rễ của sự thành thạo và là công cụ giúp bạn gia tăng thước đo giá trị của mình. “Đằng sau thành công luôn có bóng dáng của lao động”. Đó là quá trình không dễ dàng nhưng sẽ giá trị và ý nghĩa trong cuộc đời của bạn.
Hãy để bản thân cảm thấy tự hào với chính mình về những gì đã trải qua và minh chứng bằng những gì đã đạt được. Sự phát triển trí tuệ của bạn, sự giàu có và các mối quan hệ. Đó là sẽ một hành trình gian nan nhưng là con đường đầy ý nghĩa. Hãy dám nghĩ và dám làm!