TỔNG HỢP KIẾN THỨC VỀ TIẾP THỊ LIÊN KẾT AFFILIATE MARKETING

Những năm gần đây với sự phát triển không những của thương mại điện tử, Affiliate Marketing đã không còn xa lạ với nhiều người. Nếu bạn là người mới, chưa biết các hoạt động và cách thức kiếm tiền của Affiliate Marketing, hãy tham khảo ở bài viết dưới đây.

Affiliate Marketing là gì?

Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết): Là hình thức kiếm tiền online (MMO) bằng việc quảng bá những sản phẩm, dịch vụ của người khác, của nhãn hàng khác thông qua các đường link của bạn (từ web, blog,…). Nếu có ai đó mua hàng qua đường link của bạn thì bạn sẽ nhận được hoa hồng từ phía người bán.

Affiliate là gì?

Các thành phần trong Affiliate Marketing

Nhà cung cấp (Advertiser/Merchant)

Nhà cung cấp bao gồm:

Những doanh nghiệp hay cá nhân cung cấp các sản phẩm, dịch vụ từ nhiều ngành kinh doanh khác nhau như: hàng tiêu dùng, thực phẩm, điện tử, các dịch vụ làm đẹp, giáo dục, tài chính,…

Nhà cung cấp chịu trách nhiệm về cung ứng sản phẩm. Các cam kết về chất lượng và các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho nhà phân phối.

Theo góc nhìn của nhà cung cấp, hình thức Affiliate Marketing tương tự như một kênh phân phối. Song, chúng hoạt động đơn giản hơn. Khi hàng được bán từ đường link của nhà phân phối thì nhà cung cấp mới cần chia sẻ hoa hồng cho nhà phân phối.

Các giai đoạn trong Affiliate Marketing

Nhà phân phối (Affiliate/Publisher)

Nhà phân phối bao gồm:

Những cá nhân hoặc tổ chức sở hữu website, kênh bán hàng online với lượng người dùng lớn, uy tín, ổn định.

Những tổ chức, đơn vị có khả năng quảng cáo, có khả năng làm tăng tỷ lệ chuyển. Qua đó, kích thích nhu cầu mua hàng các hình thức khác nhau.

Những tổ chức, cá nhân sử dụng MMO, muốn có thêm lợi nhuận từ Affiliate Marketing.

Nhà phân phối là người hiểu rõ về khách hàng, tận dụng tối đa khả năng chuyển đổi mua hàng. Các hoạt động nhà phân phối giúp tối ưu hóa những lợi thế từ các chính sách của nhà cung cấp. Khi khách hàng ghé vào web của nhà phân phối, click vào sản phẩm, dịch vụ, phát sinh hành động mua hàng, nhà phân phối sẽ nhận được chiết khấu từ nhà cung cấp. Các mức chiết khấu này sẽ dựa theo thỏa thuận từ trước của cả hai bên.

Khách hàng (End User)

Khách hàng là người cuối cùng trong chuỗi Affiliate Marketing. Những người này đã mua sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp, thông qua đường link của nhà phân phối.

Mạng lưới tiếp thị liên kết (Affiliate Network)

Mạng lưới tiếp thị liên kết là nền tảng trung gian giúp kết nối nhà cung cấp với nhà phân phối. Cơ chế này sẽ giúp nhà cung cấp theo dõi, đánh giá hiệu quả của các công việc quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, các chiến dịch bán hàng,… qua đó đo lường và thanh toán hoa hồng cho nhà phân phối.

Chương trình tiếp thị liên kết (Affiliate Program)

Chương trình tiếp thị liên kết là do nhà cung cấp trực tiếp đưa các sản phẩm ra thị trường. Họ có thể tự quản lý chương trình này hoặc thuê các bên dịch vụ cung cấp các phần mềm để tổng hợp, thống kê, quản lý các hoạt động tiếp thị liên kết.

Cách thức hoạt động của mô hình  Affiliate Marketing

Ví dụ về Affiliate Marketing

Sử dụng quảng cáo và banners để quảng bá

Sử dụng banner để quảng bá là cách được rất nhiều người có web lớn hay blog lớn sử dụng. Bạn đặt banner quảng cáo trên web của mình, khi khách hàng click vào họ sẽ được chuyển đến link sản phẩm, hoặc link thông tin dịch vụ. Khi quá trình chuyển đổi thành công, bạn (người làm chủ web, blog) sẽ nhận được chiết khấu từ nhà cung cấp. Mức hoa hồng phụ thuộc vào thỏa thuận của hai bên.

Bao gồm hoặc thêm links vào nội dung

Nếu có khả năng viết lách, yêu sách, bạn có thể xây dựng những chủ đề về đọc sách, review sách hay, các kiến thức học từ cuốn sách. Sau khi viết, bạn gắn các link bán sản phẩm. Từ đó, khi người đọc truy cập web hay blog của bạn. Nếu có nhu cầu mua sách thì họ sẽ trực tiếp click vào link mua hàng. Lúc này, khách hàng sẽ mua được sách mà mình muốn và không mất nhiều thời gian tìm kiếm. Bên cạnh đó, bạn sẽ có hoa hồng được chiết khấu từ nhà cung cấp (có thể là từ nhà sách, cửa hàng, hoặc các sàn thương mại điện tử, Affiliate Marketing Amazon…)

 

Ưu và nhược điểm của làm Affiliate Marketing

Ưu điểm

Chi phí làm Affiliate Marketing thấp: Khi tham gia hoạt động Affiliate Marketing, với tư cách là nhà phân phối sản phẩm, bạn sẽ không mất phí tham gia.

Dễ dàng tham gia: Việc bạn gia nhập hình thức Affiliate rất đơn giản. Bạn chỉ cần cung cấp các thông tin để nhà cung cấp biết và hai bên thỏa thuận về hoa hồng. Sau đó, bạn có thể bắt đầu hoạt động Affiliate của mình.

Không cần tạo ra sản phẩm, dịch vụ: Việc của bạn khi bắt đầu làm Affiliate là để nhiều người biết đến sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp có đường link (trên web, blog) của bạn. Từ đó, kích thích việc mua hàng thông qua đường link của bạn.

Không lo vấn đề giao hàng và đổi trả: Bạn chỉ cần tận dụng tối đa sức ảnh hưởng để quảng bá, tối ưu chuyển đổi từ nền tảng của bạn, tạo ra doanh số lớn và nhận hoa hồng theo sản phẩm. Các dịch vụ giao hàng và đổi trả bên nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm.

Kiếm thu nhập thụ động: Khi hoạt động Affiliate Marketing của bạn ổn định, bạn sẽ luôn nhận được chiết khấu kể cả khi bạn không tác động gì.

Nhược điểm

Xây dựng nền tảng cần nhiều công sức và thời gian: Để làm Affiliate Marketing hay tiếp thị liên kết bạn cần bỏ thời gian nhất định, bỏ công sức xây dựng web, blog của mình để tăng lượng truy cập

Cần có chuyên môn tốt về Marketing và Internet: Các hoạt động của Affiliate Marketing đa phần trên môi trường online. Bởi vậy, các kiến thức để internet và marketing là những thứ bạn bắt buộc phải trang bị.

Có những hạn chế nhất định về hình thức quảng cáo: Bên cạnh nhiều hình thức Affiliate Marketing hỗ trợ quảng cáo thì cũng có những nền tảng thư như email có những hạn chế nhất định về quảng cáo trả phí.

Có những yêu cầu khác: Một số nền tảng hay chương trình Affiliate Marketing sẽ cần đạt đến số tiền nhất định để được thanh toán hoa hồng.

Tại sao nên tham gia mạng lưới Affiliate Marketing?

.

Tại sao nên tham gia Affiliate Marketing?

Các bạn nên tham gia mạng lưới Affiliate Marketing bởi chúng hỗ trợ những lợi ích lớn như:

Giảm tối đa chi phí quảng cáo.

Tăng hiệu suất bán hàng.

Sản phẩm sẽ được nhà phân phối đến đúng những khách hàng mục tiêu.

Hạn chế tối đa rủi ro khi tìm thêm đại lý phân phối. Khi tham gia hoạt động Affiliate, nhà cung cấp chỉ cần chiết khấu cho những sản phẩm bán được cho nhà phân phối.

Dễ dàng tổng hợp, kiểm soát và đánh giá được hiệu quả bán hàng qua nền tảng liên kết.

Nguồn lực tập trung trên online nên ít tốn kém hơn so với phân phối truyền thống.

Tại sao nên tham gia Affiliate Marketing?

Mặc dù có mặt đã được một thời gian dài, song Affiliate chưa có sự phát triển mạnh tại Việt Nam. Đây vẫn là mảnh đất màu mỡ để bạn khai thác. Dưới đây là những lợi ích khi bạn (nhà phân phối) tham gia Affiliate Marketing.

Là nhà phân phối, bạn không mất các chi phí tốn kém như phân phối trực tiếp, giao hàng, chuyển hoàn.

Bạn kiếm thu nhập thụ động trên web, blog khi bạn có lượng người dùng ổn định.

Các mức hoa hồng hấp dẫn.

Nguồn hàng đa dạng, các bên cung cấp có khả năng phục vụ lượng lớn khách hàng. Giao hàng luôn là điểm mạnh của nhà cung cấp, lên bạn chỉ cần tối đa hóa chuyển đổi trên web của bạn.

Nền tảng Affiliate dễ theo dõi, tiện khi kiểm soát.

So với nhiều hình thức quảng cáo, tiếp thị bán hàng khác, Affiliate Marketing tại Việt Nam có những lợi thế cạnh tranh nhất định như:

Các hình thức Affiliate Marketing mang lại lợi nhuận cao hơn các hình thức quảng cáo CPC, CPM,…

Đặt link quảng cáo sản phẩm, dịch vụ dễ dàng ngay lập tức trên web. Chúng không mất nhiều thời gian xét duyệt như quảng cáo.

Bạn có lợi thế khi hiểu về người dùng trên nền tảng hay web của bạn, biết họ quan tâm gì, thích gì. Từ đó, khi bạn gắn link sản phẩm việc tối ưu chuyển đổi sẽ thuận lợi hơn. Khách hàng tìm được sản phẩm tốt, phù hợp nhu cầu. Khi đó, web, blog của bạn sẽ tăng độ uy tín, và có hoa hồng.

Mô hình tham gia Affiliate Marketing tại Việt Nam

Các hình thức của Affiliate Marketing tại Việt Nam

Affiliate Marketing tại Việt Nam có 4 hình thức chính là:

Product Launch

Product Launch là hình thức sử dụng cho các chiến dịch Marketing ra mắt sản phẩm mới. Mục đích của hoạt động này là thu hút khách hàng mới và tăng doanh thu. Là hình thức đơn giản nhất trong các loại hình Affiliate tại Việt Nam. Product Launch có mức cạnh tranh ít nhất và kiếm tiền nhanh. Song, hình thức này phụ thuộc vào chu kỳ sống của sản phẩm. Chúng thường chỉ được áp dụng từ 10-20 ngày từ khi nhà sản xuất tung sản phẩm mới ra thị trường.

Niche site

Niche site được biết là hình thức tiếp thị liên kết phổ biến, làm lâu dài và phát triển nhất. Đây là cách các nhà phân phối xây dựng hệ thống web về một lĩnh vực nhất định, từ đó thu hút người dùng truy cập tìm kiếm sản phẩm, thông tin. Những người truy cập đọc thông tin trên web chính là những khách hàng tiềm năng khi bạn (nhà phân phối) biết khai thác và tối ưu chuyển đổi. Không chỉ phát triển mạnh mẽ mà Niche site được ưa chuộng bởi chiết khấu lớn từ 5-20% giá trị đơn hàng.

Authority site

Authority site có sự tương đồng với hình thức Niche site. Tuy nhiên, thay vì viết chuyên sâu về một chủ đề, web Authority site có nội dung bao quát cả lĩnh vực. Hình thức này đòi hỏi nhà phân phối cần dành ra nhiều thời gian để cung cấp một lượng thông tin lớn. Song, sẽ Authority site có mức chiết khấu cao hơn hẳn.

CPA

CPA (Cost Per Action) là hình thức được sử dụng trên các nền tảng quảng cáo. Với Affiliate, khi nhà phân phối tham gia mạng lưới CPA, các bên sẽ có các link liên kết và sử dụng link này để quảng cáo, nhận hoa hồng từ nhà cung cấp khi khách hàng thực hiện hành động chuyển đổi có thể là: mua hàng, điền form đăng ký, tham gia khảo sát,…

Hình thức này được các nhà phân phối sử dụng qua nhiều công cụ hỗ trợ như trên: SEO, Facebook Ads, Google Ads,…

 

Trên đây là bài tổng hợp của mình chia sẻ với các bạn tất tần tật về Affiliate Marketing, và cách làm Affiliate cho người mới bắt đầu. Mong rằng qua bài viết, các bạn hiểu rõ hơn về cách thức kiếm tiền online này. Nếu có câu hỏi, vướng mắc hay cần tư vấn, học tập lĩnh vực Marketing, Digital Marketing, các bạn liên hệ ngay với chúng tôi.

1 những suy nghĩ trên “TỔNG HỢP KIẾN THỨC VỀ TIẾP THỊ LIÊN KẾT AFFILIATE MARKETING

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *